Phân loại và công dụng của tủ đựng hóa chất chống cháy

74 / 100

Hai nguy cơ liên quan đến chất lỏng hóa, hóa chất dễ cháy và dễ bắt lửa là gây nên cháy nổ, hỏa hoạn…Chính vì thế, việc vận chuyển và bảo quản an toàn các chất lỏng dễ cháy bằng tủ đựng hóa chất thật sự cần thiết và cũng là một điều bắt buộc trong việc lưu trữ và bảo quản hóa chất, dung môi dễ gây cháy nổ trong nhà máy, khu công nghiệp, phòng thí nghiệm.

Phân biệt chức năng giữa các tủ đựng hóa chất.

Để lựa chọn loại tủ phù hợp, ta cần xác định loại mẫu ta để là chất lỏng “dễ cháy” hay “dung môi dễ bắt lửa”, cả hai đều cháy nhanh và dễ nổ, có khả năng nổ ở những điều kiện nhất định nếu không được bảo quản dung cách, gây nên cháy lan truyền và không thể kiểm soát được.
• Chất lỏng dễ cháy được định nghĩa bởi NFPA và OSHA, là chất lỏng có điểm chớp cháy không vượt quá 100°F khi được thử bằng các phương pháp thử kín.
• Dung môi dễ bắt cháy có điểm chớp cháy tại 100°F trở lên và cũng được kiểm tra bằng phương pháp thử kín. Chúng được phân loại như sau:

Tủ đựng hóa chất chống cháy (Flammable Cabinets)

Tủ đựng hóa chất được thiết kế với màu vàng, mẫu bảo quản của tủ đựng hóa chất có điểm chớp cháy dưới 100°F và được phân ra thành 03 cấp độ chống cháy Class IA, Class IB, Class IC.

Tùy vào cấp độ của tủ để bảo quản các mẫu phù hợp như: Diethyl Ether, Ethylene Oxide, một vài loại dầu thô, Nguyên liệu động cơ của xe hoặc máy bay, mêtylbenzen hay phenylmêtan, sơn mài, chất làm mờ sơn mài., Xylene, một số loại sơn, một số loại xi măng dựa trên dung môi….

tủ hóa chất chống cháy 2 cửa

https://mdkvn.com.vn/tu-dung-binh-khi-bao-ve-an-toan-va-chat-luong/

Tủ đựng dung môi dễ gây cháy (Combustible Cabinets)

Được thiết kế với màu đỏ, bảo quản mẫu có điểm chớp cháy bằng hoặc lớn hơn 100°F nhưng không quá 200°F với 03 cấp độ chống cháy Class II, Class IIIA, Class IIIB.

Tùy vào cấp độ của tủ để bảo quản các mẫu như: Nhiên liệu diesel, dung môi sơn pha loãng, Home Heating Oil, Dầu ăn, dầu bôi trơn, dầu động cơ….

Tủ đựng dung môi dễ gây cháy (Combustible Cabinets)

Tủ đựng dung môi ăn mòn (Corrosive Cabinet)

Được thiết chế chuyên dụng để bảo quan các hóa chất, dung môi ăn mòn như dung môi tẩy rửa, làm sạch,….

Tủ đựng dung môi ăn mòn (Corrosive Cabinet)

Tủ an toàn đựng thuốc trừ sâu (Pesticides Cabinets)

Tủ đựng thuốc trừ sâu được thiết kế với màu xanh lá cây đậm, các nhà máy, phòng thí nghiệm thường sử dụng để bảo quản thuốc trừ sâu dạng dung môi hoặc dạng bột…

Tủ an toàn đựng thuốc trừ sâu (Pesticides Cabinets)

Tủ an toàn đựng chất độc hại (Toxic Cabinets)

Được thiết kế với màu trắng

Tủ an toàn đựng chất độc hại (Toxic Cabinets)

Sự khác biệt giữa tủ đựng hóa chất tự đóng và không tự đóng

  • Về cấu trúc: Hai tủ có thể nhận xét giống nhau tới 90%. Tuy nhiên, tủ tự đóng, khi ta mở nhưng thả tay ra, tủ sẽ tự đóng kín lại. Nên khi muốn mở tủ lâu, tủ có một sợ dây kim loại để móc khóa vào phía bên tủ, giữ cố định cánh cửa mở. Móc khóa này được thiêt kế bằng chì, ở một nhiệt độ cao khi xảy ra sự cố cháy, chì sẽ tự nóng chảy, cửa tủ sẽ tự động đóng lại, tránh tình trạng cháy lan, nổ và ảnh hưởng đến mẫu bảo quản và vật tư bên trong phòng thí nghiệm, nhà máy
  • Về giá: có sự chênh lệch về giá. Tủ có cửa tự đóng sẽ có giá cao hơn tủ không tự đóng.
    Từ những ý đã nêu ở trên, tuy cửa tự đóng của tủ an toàn có giá cao hơn, nhưng để đảm bảo độ an toàn cho mẫu bảo quản, các nhà máy, xí nghiệp, phòng thí nghiệm nên sử dụng tủ có cửa tự đóng để nâng cao an toàn tuyệt đối.

Vừa rồi M.D.K đã giúp bạn phân loại và công dụng của các loại tủ chứa hóa chất chống cháy. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

CÔNG TY TNHH M.D.K

Địa Chỉ: Lô 7 – 8, Khu C1, KCN Tân Thới Hiệp, Quận 12, Tp. HCM

SALES ENGINEER

  • Mr. CHÂU LÝ: 0938.557.409
  • Mr. THÀNH ĐỒNG: 0866 02 09 01